Thầy giáo Hà Nội nói thẳng: Hàng triệu người học tiếng Anh đã sống trong một ảo tưởng, tốn tiền, lãng phí công sức

 Trong hành trình học tiếng Anh, rất nhiều người Việt mang theo một niềm tin tưởng như chân lý: Muốn nói tiếng Anh giỏi, phải nói giống người bản ngữ. Niềm tin này không chỉ phổ biến mà còn được nuôi dưỡng bởi các trung tâm ngoại ngữ, bởi quảng cáo rầm rộ về "giáo viên bản ngữ 100%", và bởi sự kỳ vọng xã hội dành cho một thứ tiếng Anh "chuẩn Mỹ" hay "chuẩn Anh".

Nhưng liệu "giọng bản ngữ" có thực sự là đích đến duy nhất hay thậm chí là đích đến đúng đắn? Có bao giờ chúng ta tự hỏi: Giọng bản ngữ là gì, ai quyết định nó là chuẩn, và tại sao chúng ta lại cảm thấy xấu hổ khi mang trong mình một chút accent Việt Nam?

Thầy giáo Đỗ Cao Sang, thạc sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục tại Mỹ, tác giả của chương trình tự học tiếng Anh English Lights Your Homes (ELYH) cho rằng, đây là một loại "ảo tưởng" trong suốt nhiều năm của hàng triệu người học tiếng Anh, đặc biệt là tại Việt Nam.

Thầy giáo Hà Nội nói thẳng: Hàng triệu người học tiếng Anh đã sống trong một ảo tưởng, tốn tiền, lãng phí công sức- Ảnh 1.

Thầy Đỗ Cao Sang

Theo thầy Sang, cụm từ "giọng bản ngữ" được sử dụng như một tiêu chuẩn vàng, một đỉnh cao mà ai cũng khao khát vươn tới. Các trung tâm ngoại ngữ quảng bá rầm rộ "thầy bản ngữ 100%", nhiều học viên cố gắng uốn lưỡi cho giống người Mỹ hoặc Anh quốc, thậm chí cảm thấy xấu hổ nếu bị phát hiện nói tiếng Anh với... giọng Việt.

Nhưng có một câu hỏi ít ai đặt ra: Rốt cuộc thì "giọng bản ngữ" là gì? Nó có thật không? Ai công nhận nó là "chuẩn"?

Khi đi sâu vào vấn đề này, ta mới phát hiện rằng khái niệm "giọng bản ngữ chuẩn" không những mơ hồ mà còn rất đáng ngờ. Trong thời đại toàn cầu hóa và ngôn ngữ biến động liên tục, việc chạy theo một giọng "thuần chủng" là hành trình... đuổi bắt ảo ảnh.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét